Sữa chua uống có bổ dưỡng? Nên ăn khi nào? Bà bầu ăn sữa chua có tốt?... Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia Trung Quốc:
1. Phân biệt rõ chủng loại Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy hãy nên chọn lựa kĩ trước khi mua.
2. Dùng sau bữa ăn Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ PH >= 5,4. Khi đói, độ PH trong dạ dày chỉ =< 2. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.
Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ PH có thể tăng lên từ 3 - 5. Đây là điều kiện lí tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.
3. Súc miệng ngay sau khi ănDo các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy nên súc miệng ngay sau khi ăn.
4. Không nên dùng nóng Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng, sữa chua sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.
5. Không dùng chung với các loại thuốc khác Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
6. Phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua Phụ nữ mang thai cần 1 lượng lớn canxi, nhưng lượng canxi trong sữa chua không nhiều. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được 1 số vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của 1 số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường và sự phát triển của thai nhi.